GIẢI PHÁP XÂY NHÀ HƯỚNG TÂY, NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

14:18 , 27/03/2025

Mặt trời mọc đằng Đông lặn đằng Tây, vì vậy hướng Tây là hướng nhận cường độ rất lớn từ năng lượng mặt trời vào khoảng từ lúc 12 đến 16 giờ hằng ngày. Và chính lượng nhiệt đó đã làm cho không khí buổi tối trở nên nóng bức và thật ngột ngạt, đó cũng chính là lý do mà những gia chủ có nhà hướng Tây (hay nhà phố hướng Tây) vô cùng lo lắng.

 

Có khá nhiều khó khăn như thế nhưng sao vẫn có nhiều người lựa chọn xây nhà hướng tây? Vậy nguyên nhân là gì và họ đã có những biện pháp gì để xử lí những vấn đề đó? Hãy cùng ACD – Thiết kế & Xây dựng giải quyết những thắc mắc đó với bài viết dưới đây nhé!

 

 

1. ƯU ĐIỂM CỦA NHÀ HƯỚNG TÂY

 

Hiện nay, khi cuộc sống ngày càng hiện đại hơn, quan điểm này không còn đúng hoàn toàn. Bởi theo như nhiều ý kiến, nhà hướng Tây có nhiều ưu điểm, mang đến nhiều điều may mắn cho người ở.

 

Nhà xây hướng Tây giúp sức khỏe gia chủ trở nên dồi dào, thể lực sung mãn hơn bởi luôn có ánh nắng chiếu vào bên trong nhà. Đặc biệt tốt cho những mẫu nhà ống, nhà phố có diện tích nhỏ.

 

Theo phong thủy, những người sống trong nhà hướng Tây sẽ có được công việc tích lũy của cải. Họ cũng sở hữu đầu óc kinh doanh tốt, nhiều thuận lợi trong việc làm ăn.

 

Xét theo gia đạo, nhà hướng Tây cũng có phong thủy vượng. Những người sinh sống ở đây đều là những người giỏi trong việc quản lý tiền bạc, không chi tiêu phung phí. Họ biết tiết kiệm nhưng không hề hà tiện.

 

 

2. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NẮNG NÓNG CHO NHÀ HƯỚNG TÂY

Nhà hướng Tây là một trong những hướng nhà khó ở bậc nhất trong một đất nước thuộc vùng nhiệt đới như Việt Nam ta. Hướng Tây luôn đón nhận những luồng gió Tây khô nóng với cường độ gay gắt vào khoảng thời gian dài trong ngày, nhất là trong những tháng hè oi bức. Tuy nhiên vẫn có những cách khắc phục điều đó cho những gia chủ bắt buộc phải chọn xây nhà theo hướng Tây. Sau đây là một số biện pháp giúp chống nóng khi xây nhà chính Tây

 

2.1. Sử dụng lam chắn nắng

Lam chắn nắng là hệ thống phụ kiện mang chức năng che nắng, che mưa và bảo vệ trực tiếp công trình của bạn. Giúp tránh ánh nắng chiếu rọi vào căn nhà. Sản phẩm này thường được gia công bằng vật liệu thanh nhôm hoặc là các thanh gỗ dài.

 

Phổ biến nhất trên thị trường hiện nay là lam nhôm chống nắng. Đây là một giải pháp bảo vệ ngôi nhà toàn diện so với lam gỗ, lam nhựa hay lam bê tông. Nguyên nhân là do nhôm là vật liệu có độ bền cao đặc biệt là chống chịu được những ảnh hưởng của thời tiết. Nhôm bền và tuổi thọ cũng lâu dài vì vậy tiết kiệm chi phí cho người sử dụng.

 

Cũng nhờ nhôm là vật liệu bền đẹp mà hiện nay rất nhiều sản phẩm từ nhôm được lựa chọn để xây dựng và thi công nhà ở. Không chỉ có lam nhôm mà còn có trần nhôm giả gỗ, trần nhôm 3D,…

 

 

2.2. Xây tường hai lớp

Đầu tiên, bạn hãy chóng nóng và cách nhiệt cho ngôi nhà của mình bằng cách xây tường dày có hai lớp nhé. Đối với biện pháp này bạn nên xây tường với hai lớp gạch lỗ dày song song nhau và cách nhau bởi một khe giữa khoảng 10cm. 

 

 

2.3. Xây tường bê tông dày

Nếu có điều kiện, bạn nên xây tất cả tường bằng bê tông dày từ 25 – 30cm. Chắc chắn một điều rằng cho dù bên ngoài trời nắng 40 độ thì bên trong nhà bạn vẫn mát mẻ như bóng râm, bởi vì không có một tia nắng hay lượng nhiệt nào có thể xuyên qua bức tường dày như vậy để làm nóng căn nhà bạn.

 

 

2.4. Sử dụng các vật liệu cách nhiệt

Nếu như bạn lo lắng đến kết cấu chung của ngôi nhà thì hãy hoàn toàn yên tâm vì đã có những vật liệu cách nhiệt dễ xử lý giúp bạn như: Sơn chống nóng, ốp gỗ tạo khe cách nhiệt, tấm ốp tường 3D, xốp PU, … hay phổ biến nhất là thạch cao. Những vật liệu này vừa giúp bạn giảm đi sức nóng của mặt trời chiếu vào, vừa giúp làm đẹp cho căn nhà bạn.

 

 

2.5. Xây tường bằng gạch nung để chống nóng

Cuộc sống bây giờ thật là có vô vàn những vật liệu hiện đại phải không nào? Nhưng đừng quên còn một nguyên liệu vô cùng quen thuộc, đó chính là gạch nung. Chính những bức tường bằng gạch nung sẽ giúp cho căn nhà bạn chóng nóng một cách hiệu quả. Không những thế chúng còn giúp cho căn nhà bạn khoác lên mình một vẻ ngoài cổ điển và ấn tượng nữa đấy.

 

2.6. Lựa chọn màu sơn hợp lý cho căn nhà bạn

Như các bạn cũng đã biết, màu tối thường hấp thụ nhiệt, còn màu sáng sẽ giúp phản xạ nhiệt hiệu quả. Khi sử dụng màu sơn sáng cho căn nhà bạn thì nhiệt độ cũng như tác động của ánh nắng sẽ được giảm bớt.

Nếu bạn muốn sở hữu cho mình một thiết kế nhà hướng Tây chống nóng hiệu quả thì nên sử dụng sơn tường màu sáng hoặc màu trắng, tránh các màu tối hay màu quá rực rỡ như màu vàng hay màu nõn chuối để giảm sự hấp thụ bức xạ nhiệt và tạo sự sang trọng, thanh nhã cho căn nhà của bạn

 

2.7. Hạn chế sử dụng vật liệu kính

Kính là vật liệu dẫn ánh sáng trực tiếp vào căn nhà của bạn. Vì vậy hãy hạn chế sử dụng những tấm kính lớn cho những bức tường, mặt tiền nhà hướng Tây để tránh những ánh nắng buổi chiều mang nhiệt độ cao làm căn nhà bạn nóng lên.

 

Nếu như sử dụng vật liệu kính, bạn nên chọn dùng chúng với diện tích nhỏ, dùng kính cách nhiệt hoặc cùng cửa kính hai lớp được cách nhau một khoảng nhỏ để giảm nhiệt độ tác động lên bề mặt kính, giúp quá trình truyền nhiệt bị chậm lại.

 

Ngoài ra, bạn có thể dùng cửa loại trong kính – ngoài chớp, tức lớp gỗ và lớp kính được cách nhau một khoảng cỡ 100mm, lớp gỗ góp phần hạn chế ánh nắng trực tiếp từ mặt trời chiếu vào.

 

2.8. Thông gió tự nhiên cho ngôi nhà

Chúng ta thường có quan niệm là sẽ bịt kín mặt tiền nhà để ngăn nắng nóng chiều vào. Đó là một quan niệm sai lầm hoàn toàn rồi đấy! Bạn có biết rằng, trong thực tế tường càng kín càng dễ hấp thụ ánh nắng và làm giảm quá trình toả nhiệt.

 

Chính vì thế, để không gian trở nên thoáng mát hơn cho căn nhà cuả mình, bạn hãy tuân thủ nguyên tắc cửa vô – cửa ra, tức là bố trí ít nhất một cửa sổ mở để gió bên ngoài thổi vào và một cửa sổ khác để gió mang không khí ngột ngạt, nóng bức từ trong nhà thổi ra ngoài.

 

2.9. Trồng thật nhiều cây xanh

 

Có thể nói từ xưa đến nay cây xanh là biện pháp chống nóng tối ưu được sử dụng, chúng có thể làm giảm từ 5 – 8 độ C nhiệt độ ánh nắng và trồng cây xanh còn tạo cảnh quan đẹp mắt cho căn nhà của bạn.

 

 

2.10. Nhà hướng Tây hợp với tuổi nào?

Người thuộc mệnh nào nên xây nhà theo hướng đó. Những người thuộc Tây tứ mệnh nên xây nhà theo hướng Tây. Bao gồm các hướng: Tây, Tây Nam, Tây Bắc và Đông Bắc.

 

Để đơn giản hơn, chúng tôi đã liệt kê, nhà hướng Tây hợp với các tuổi sau:

 

  • Nam sinh vào các năm: 1948, 1957, 1966, 1975, 1984, 1993.

  • Nữ giới sinh vào các năm: 1947, 1956, 1965, 1974, 1983, 1992.

 

Khi xét tuổi hợp với hướng nhà, cần xác định tuổi của người đứng tên ngôi nhà để tính. Khi hai vợ chồng cùng đứng tên, cần lấy tuổi của người làm trụ cột trong nhà.

 

2.11. Nhà hướng Tây đặt bàn thờ hướng nào?

Dù ngôi nhà của bạn có thuộc hướng Tây hay không thì việc chọn hướng cho ban thờ là cực kỳ quan trọng. Đây là nơi linh thiêng, thờ cúng tổ tiên, cũng là sợi dây kết nối âm dưỡng, mang đến nhiều vận may, vượng khí cho gia đình. Khi chọn vị trí đặt ban thờ, luôn luôn nhớ quý tắc quan trọng là “tọa cát hướng cát”. Tức đặt ban thờ ở vị trí tốt và nhìn về hướng tốt.

 

Cách chọn hướng đặt ban thờ đối với nhà hướng Tây cũng tương tự như chọn hướng nhà. Nên chọn cùng hướng với mệnh của gia chủ. Như vậy sẽ nhận được đại cát, đại lợi, con cháu có nhiều phúc lộc, hanh thông trong mọi việc.

 

Nhà hướng Tây đặt ban thờ tránh hướng Ngũ Quỷ là hướng Đông Bắc và hướng Tây Nam. Đây là hai hướng xấu, kỵ với những người Tây tứ mệnh nói chung và những ngôi nhà hướng Tây nói riêng.

 

Ngoài hai hướng này ra nên đặt ban thờ theo hướng Tây Bắc hoặc chính Tây theo hướng ngôi nhà sẽ là tốt nhất

 

 

2.12. Nhà hướng Tây đặt bếp hướng nào?

Theo phong thủy, những khi xây nhà hướng Tây nên đặt bếp ở hướng Tây và hướng Nam hoặc Đông Nam để có sự cân bằng, hài hòa. Gia chủ cũng có thể chọn hướng bếp theo mệnh của người vợ. Như vậy sẽ có sự cân bằng âm dương trong nhà. Vợ chồng sẽ hòa thuận, êm ấm hơn.

 

 

* Một vài điểm cần chú ý khi chọn hướng đặt bếp cho nhà hướng Tây

 

- Bếp và cửa chính không được quay lưng với nha

Cần tránh điều này để sức khỏe của gia chủ không bị giảm sút. Lửa bếp cũng nồng đượm, lại vừa đón được vượng khí và tài lộc cho ngôi nhà.

 

- Bếp không đặt ở chính giữa ngôi nhà

Theo như phong thủy, vị trí chính giữa nhà hướng Tây là Trung Cung, Thượng Tâm. Tại vị trí này, tuyệt đối không được đặt bếp, tránh sự xáo trộn, xui xẻo cho ngôi nhà.

 

- Không đặt cây lớn trong bếp

Ngoài việc dễ dàng gây hỏa hoạn, vướng lối đi, cây lớn đặt trong bếp còn làm cản trở khí tốt tụ lại trong bếp. Bạn có thể đặt những chậu hoa nhỏ ở các góc nhà, còn riêng cây lớn thì không nên chút nào.

 

 

Nhà hướng Tây mặc dù có nóng hơn nhưng bù lại, chúng nhận được nhiều ánh sáng, năng lượng tích cực từ mặt trời. Chính những điều này giúp gia chủ, những người sinh sống bên trong có sức khỏe dồi dào, nhiều năng lượng hơn. Có rất nhiều giải pháp khắc chế chống nóng, nắng cho nhà hướng Tây. Điển hình như sử dụng vật liệu chống nóng, gạch thông gió, cửa cách nhiệt hay trồng cây xanh.

 

Khi thiết kế nhà hướng Tây, cần phải lưu ý đến các vị trí đặt ban thờ, phòng ngủ và phòng bếp. Đảm bảo sự hài hòa, thuận tiện di chuyển mà vẫn đảm bảo lưu thông không khí.

 

Hãy liên hệ với ACD – Thiết kế & Xây dựng để tư vấn.

 

 

Thiết kế Xây dựng ACD - Kiến tạo tổ ấm Việt

 

__________________________
Thiết kế Xây dựng ACD

Trụ sở chính:                   30 Nguyễn Tuấn Thiện - Nam Hồng - Hồng Lĩnh - Hà Tĩnh
Chi nhánh Đà Nẵng:        105 Nguyễn Khánh Toàn - Hải Châu - Đà Nẵng
Chi nhánh TP. Hà Tĩnh:    28 Ngõ 16 Hải Thượng Lãn Ông - TP. Hà Tĩnh - Hà Tĩnh
Website:                            www.thietkexaydungacd.vn
Hotline:                             0838.838.777 - 0915.461.368

Hotline:0838.838.777
Nhắn tin Facebook Zalo: 0838838777