Cúng ông Công, ông Táo là lễ cúng Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm. Đó là một phong tục có từ lâu đời của người Việt. Ý nghĩa tục cúng ông Công ông Táo như nào? Cúng ông Táo vào thời gian nào là hợp lý? Văn cúng như thế nào là đúng. Cùng ACD - Thiết kế & Xây dựng tìm hiểu về chuyên mục này nhé.
1. Ý NGHĨA TỤC CÚNG ÔNG CÔNG, ÔNG TÁO
Theo quan niệm từ xưa của ông cha ta, ngoài việc là một vị thần cai quản, giám sát mọi hoạt động trong gia đình của gia chủ thì Táo quân còn được xem là vị thần có thể giúp ngăn ma quỷ xâm phạm vào nhà, giữ cho gia đình được bình yên.
Do đó, việc thờ cúng ông Công ông Táo mang một ý nghĩa cầu mong sự yên bình, ấm no, đủ đầy trong năm mới, sau đó là ý nghĩa thờ "thần Bếp" cai quản việc bếp núc trong gia đình.
2. CÚNG ÔNG TÁO 2024 NGÀY NÀO? 23 THÁNG CHẠP LÀ NGÀY BAO NHIÊU?
Theo năm dương lịch 2024, ngày 23 tháng Chạp âm lịch sẽ rơi vào thứ sáu (02/02), nhiều người vẫn phải đi làm. Vì vậy không nhất thiết cứ phải cúng vào trưa 23 tháng Chạp mà bạn có thể bắt đầu từ ngày 21 và nhớ phải kết thúc trước khi hết giờ Ngọ (từ 11 giờ – 13 giờ) ngày 23 tháng Chạp nhé.
3. LỄ VẬT CÚNG ÔNG CÔNG, ÔNG TÁO.
Lễ vật cúng ông Táo truyền thống gồm có:
-
Mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: Hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Nhiều người chỉ cúng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) để tượng trưng.
-
Cá chép: Tượng trưng cho phương tiện di chuyển của ông Công, ông Táo. Bạn có thể sử dụng cá chép giấy hoặc cá chép thật đều được. Thường ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép sống thả trong chậu nước ngụ ý "cá chép hóa rồng" nhưng tại Nam Bộ thường dùng cá chép giấy nhiều hơn.
-
Tiền vàng.
-
1 chiếc áo.
-
1 đôi hia bằng giấy.
Màu sắc của mũ, áo và hia cúng ông Táo cũng thay đổi theo từng năm phụ thuộc vào ngũ hành như sau:
-
Năm hành kim sẽ cúng mũ, áo và hia màu vàng
-
Năm hành mộc sẽ cúng mũ, áo và hia màu trắng
-
Năm hành thủy sẽ cúng mũ, áo và hia màu xanh
-
Năm hành hỏa sẽ cúng mũ, áo và hia màu đỏ
-
Năm hành thổ sẽ cúng mũ, áo và hia màu đen
Năm 2023 thuộc hành kim, do đó bạn nên chọn đồ cúng màu vàng sẽ phù hợp và mang lại nhiều may mắn hơn.
4. MÂM CỐ CÚNG ÔNG CÔNG, ÔNG TÁO
Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta làm lễ mặn hay lễ chay để tiễn ông Táo Quân.
Mâm cúng ông Táo cơ bản, truyền thống bao gồm:
-
1 đĩa gạo
-
1 đĩa muối
-
3 chén rượu
-
Thịt heo luộc
-
Gà luộc hoặc quay
-
Đĩa rau xào
-
Hành muối
-
Xôi gấc
-
Giò heo
-
Canh mọc
-
Cá chép nướng (ở miền Nam thường cúng cá lóc nướng)
-
Trái cây tươi, trà, rượu, cau trầu,...
-
1 tập giấy tiền, vàng mã
-
1 lọ hoa cúc
-
1 lọ hoa đào nhỏ
Ngày nay, mâm cỗ cúng ông Táo được đơn giản khá nhiều, không bắt buộc phải đầy đủ tất cả các món như mâm cỗ truyền thống, chủ yếu phụ thuộc vào văn hóa vùng miền, hoàn cảnh, điều kiện kinh tế, khẩu vị của mỗi gia đình.
Nếu gia đình nào không có điều kiện chỉ cần làm mâm cúng đơn giản 3 món là đã được. Đặc biệt, mâm cúng ông Táo ở ba miền đều có đặc trưng riêng.
Ngoài ra, nơi đặt mâm cỗ cúng ông Táo cũng rất quan trọng. Cần được đặt trang trọng ở vị trí bàn thờ gia tiên hoặc bàn thờ ông Táo riêng để bày tỏ lòng thành kính.
5. CÚNG ÔNG CÔNG ÔNG TÁO MẤY GIỜ LÀ TỐT NHẤT?
Theo các chuyên gia phong thuỷ, lễ cúng ông Táo cần phải được thực hiện trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp năm Nhâm Dần.
Các khung giờ tốt để cúng ông Công ông Táo năm 2024 gồm:
-
Nếu cúng ngày 21 tháng Chạp (tức ngày 31/01/2024 dương lịch): Các khung giờ đẹp thích hợp để làm gồm: 15-17h; 17-19h.
-
Nếu cúng ngày 22 tháng Chạp, (tức ngày 01/02/2024 dương lịch): Các khung giờ đẹp thích hợp để làm gồm: 9-11h; 15-17h; 19-21h. Trong đó, giờ Thìn chính là giờ Tốc Hỷ, là thời điểm thích hợp nhất và mang lại nhiều may mắn cho gia đình.
-
Theo tín ngưỡng dân gian, giờ Ngọ (11 - 13h) cũng là khung giờ tốt để cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp. Khung giờ này là thời điểm mà các Thần Bếp quy tụ cùng về trời nên rất linh thiêng, thích hợp để đưa ông Táo về trời và tốt nhất nên cúng trước 12h trưa. Tuy nhiên giờ Ngọ ngày 23 tháng Chạp Tết Giáp Thìn trúng vào giờ Hắc đạo nên không quá tốt, bạn có thể chuyển sang cúng vào giờ 7-9h hoặc 9-11h nhé.
Sau khi cúng ông Công ông Táo, bạn chỉ cần đợi nhang tàn là có thể dùng bếp nấu ăn trở lại bình thường rồi nhé.
6. VĂN KHẤN CÚNG ÔNG CÔNG ÔNG TÁO.
Theo sách nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Văn khấn ông Công ông Táo theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam là:
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ (chúng) con là: ……………
Ngụ tại: …………
Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành. Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Ngoài bài văn khấn chuẩn theo sách, dân gia cũng có lưu truyền những bài văn khấn khác nhau tùy từng vùng miền. Các bạn có thể sử dụng bài khấn tùy vào vùng miền của mình nhé.
Hy vọng qua bài viết, ACD - Thiết kế & Xây dựng đã mang đến cho các bạn thêm kiến thức về nguồn gốc của ngày cúng ông Táo và giải đáp được câu hỏi cúng ông Táo ngày nào để chuẩn bị cho ngày lễ này thật chu đáo nhé!
Thiết kế Xây dựng ACD - Kiến tạo tổ ấm Việt
__________________________
Thiết kế Xây dựng ACD
Trụ sở chính: 30 Nguyễn Tuấn Thiện - Nam Hồng - Hồng Lĩnh - Hà Tĩnh
Chi nhánh Đà Nẵng: 105 Nguyễn Khánh Toàn - Hải Châu - Đà Nẵng
Chi nhánh TP. Hà Tĩnh: 28 Ngõ 16 Hải Thượng Lãn Ông - TP. Hà Tĩnh - Hà Tĩnh
Website: www.thietkexaydungacd.vn
Hotline: 0838.838.777 - 0915.461.368