Với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ở Việt Nam, đặc tính giữ nhiệt lâu của mái bê tông sẽ làm cho ngôi nhà nóng bức vào những ngày nắng trời. Vì vậy, việc tìm ra giải pháp chống nóng mái nhà luôn là vấn đề cam go mà các gia chủ muốn giải quyết cho ngôi nhà của mình. Sau đây ACD - Thiết kế và Xây dựng sẽ nêu một số phương pháp chống nóng hiệu quả và phổ biến hiện nay.
1. LỢP THÊM LỚP MÁI
Lợp mái là phương pháp chống nóng mái nhà phổ biến được nhiều gia chủ lựa chọn. Sở dĩ việc lợp mái được tin dùng vì tính đa dạng và giá cả phải chăng. Có nhiều vật liệu chống nóng cho mái bê tông cốt thép bạn có thể sử dụng để lợp mái nhà như Polyme, tôn, mái ngói. Việc có thêm một lớp chống nóng trên mái nhà sẽ ngăn cản ánh nắng chiếu trực tiếp vào bê tông. Khe hở giữa mái che và mái bê tông cũng làm giảm nhiệt độ tác động vào mái bê tông. Vì vậy mà nhiệt độ của mái bê tông có thể giữ được ở mức không quá cao.
2. DÙNG GẠCH RỖNG
Gạch chữ U, gạch 8 lỗ là những loại gạch chống nóng mái nhà hiệu quả, chi phí thi công phải chăng và phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng. Các loại gạch này thường có lỗ rộng ở bên trong để dễ chứa không khí, nhờ đó mà việc tản nhiệt hiệu quả hơn, tăng khả năng làm mát, thoát nhiệt. Ngoài ra, gạch cách nhiệt còn giúp giảm lượng nhiệt hấp thụ vào bên trong nhà. Mặc dù vậy, các khe hở của loại gạch này sẽ trở thành nhược điểm lớn nhất của chính nó nếu phía dưới gạch không được lót lớp chống ẩm.
3. LÀM TRẦN THẠCH CAO
Trần thạch cao là phương pháp chống nóng cho mái nhà có tính thẩm mỹ nhất. Không những có chức năng chống cháy, chống nóng, cách âm, trần thạch cao còn che đi khuyết điểm của trần nhà một cách tinh tế và khéo léo. Trần thạch cao đẹp, nhẹ, có vai trò như một lớp ngăn chặn quá trình trao đổi nhiệt tác động trực tiếp xuống sàn nhà. Nhược điểm của trần thạch cao là rất kị nước, đặc biệt là vùng khí hậu ẩm, vùng mưa kéo dài ở ngoài Bắc, Tây Nguyên,... Sau một thời gian sử dụng, trần có thể bị co lại do ảnh hưởng của thời tiết, gây các vết nứt, mốc trần. Tuy nhiên, trần thạch cao vẫn là loại trần được nhiều người ưu tiên lựa chọn.
4. SỬ DỤNG TẤM PANEL CÁCH NHIỆT
Sử dụng tấm Panel cách nhiệt cũng là một phương pháp được ưa chuộng hiện nay. Giống như lợp mái, tấm Panel cách nhiệt cũng đa dạng trên thị trường như xốp cách nhiệt, thủy tinh cách nhiệt. Panel cách nhiệt có 3 lớp Tôn lạnh – Xốp – Tôn lạnh với lớp xốp có tác dụng cách âm, thích hợp với những nơi thành phố bị ô nhiễm tiếng ồn. Không chỉ cách âm, cách nhiệt, tấm Panel có khả năng chống cháy khi chịu được lửa độ nóng 1000 độ C. Vì vậy chúng rất bền và có tuổi thọ cao lên đến 30 năm. Một tấm Panel đa dạng mẫu mã, thi công nhanh gọn và giá cả hợp lý sẽ là giải pháp chống nóng hoàn hảo cho ngôi nhà của bạn.
5. SƠN CHỐNG NÓNG
Sơn chống nóng có thành phần là chất tạo màn, đem lại khả năng kháng nhiệt và phản xạ ánh sáng mặt trời. Nó đóng vai trò là lớp phủ chống nóng mái tôn hiệu quả, dễ dàng thi công và màu trắng của sơn giúp hạn chế việc hấp thụ nhiệt của mái nhà. Sơn có thể giảm được nhiệt độ từ 12 – 26 độ C nếu nhiệt độ trên mái nhà ở mức khoảng 60 độ. Ngoài ra sơn còn có tác dụng chống rêu mốc, chống bám bẩn, chống oxy hóa. Nhìn chung chi phí dành cho phương pháp chống nóng mái nhà này không quá cao, chỉ từ 700 nghìn đến 1,3 triệu đồng cho một thùng sơn 5kg.
6. LÀM VƯỜN TRÊN MÁI
Một khu vườn nhỏ trên mái không những tạo cảm giác thoải mái, thư thái cho chủ nhân mà còn đem lại khả năng chống nóng mái nhà hiệu quả. Trồng nhiều cây xanh luôn là ưu tiên hàng đầu trong việc ngăn ngừa sự nóng lên của Trái Đất, vì vậy ta không thể phủ nhận lợi ích của cây xanh trong việc điều hòa, làm mát không khí. Trồng các loại cây, thực vật vừa cung cấp cho bạn nguồn thực phẩm sạch, vừa đem lại một không gian xanh, thư giãn cho bạn tận hưởng. Nếu ngôi nhà của bạn đang nằm giữa thành phố tấp nập xô bồ, việc trồng cây xanh sẽ giúp thanh lọc không khí và giảm tiếng ồn.
Tuy nhiên, phương pháp chống nóng mái nhà này còn nhiều hạn chế. Để trồng được cây, ta phải cung cấp nước đủ cho khu vườn, Vì vậy một hệ thống phun nước và thoát nước là không thể thiếu. Hệ thống tưới nước tự động sẽ khiến ngôi nhà mát hơn giống như hệ thống phun sương, tuy nhiên nếu không có hệ thống chống thấm, ngôi nhà sẽ có nhiều hệ lụy. Những vấn đề như đọng nước trên mái, thoát nước kém gây thấm, dột có thể sẽ xảy ra kéo dài, thậm chí dẫn đến việc nứt trần nhà.
7. SỬ DỤNG HỆ THỐNG PHUN SƯƠNG
Hệ thống phun sương là một phương pháp nhỏ giúp chống nóng mái nhà. Tuy đơn giản và dễ thực hiện nhưng hiệu quả mà phương pháp này mang lại rất đáng kể. Hệ thống phun sương có thể dễ dàng kết hợp với các phương pháp chống nóng khác như phương pháp làm vườn, lợp mái tôn, phủ sơn,…giúp giảm thiểu sự hấp thụ nhiệt và tối đa hóa khả năng chống nóng mái nhà.
Bài viết trên đây, ACD - Thiết kế & Xây dựng vừa chia sẻ đến bạn một số cách chống nóng nhà mái bằng đơn giản, hiệu quả cao. Hy vọng rằng, từ những thông tin hữu ích này các bạn sẽ tìm được cách giảm nhiệt cho ngôi nhà của mình. Từ đó, tạo nên một không gian sống lý tưởng, mát mẻ và đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho các thành viên trong gia đình!
Thiết kế Xây dựng ACD - Kiến tạo tổ ấm Việt
________________________
Thiết kế Xây dựng ACD
Trụ sở chính: 30 Nguyễn Tuấn Thiện - Nam Hồng - Hồng Lĩnh - Hà Tĩnh
Chi nhánh Đà Nẵng: 105 Nguyễn Khánh Toàn - Hải Châu - Đà Nẵng
Chi nhánh TP. Hà Tĩnh: 28 Ngõ 16 Hải Thượng Lãn Ông - TP. Hà Tĩnh - Hà Tĩnh
Website: www.thietkexaydungacd.vn
Hotline: 0838.838.777